Kinh nghiệm đi Nhìu Cồ San dành cho tấm chiếu mới
Rất nhiều newbie trong làng leo núi đều “súc miệng” với những cái tên như Pha Luông hay Lảo Thẩn – thay vì cái tên Nhìu Cồ San lạ lẫm. Tuy nhiên nếu như cơ hội đến thì đừng ngần ngại vì Nhìu Cồ San là một thử thách rất đáng chinh phục cho những Newbie. Và để cho hành trình của bạn thêm nhiều ý nghĩa mình sẽ có một vài chia sẻ về kinh nghiệm leo Nhìu Cồ San cho người mới dưới đây.
Đánh giá độ khó của Nhìu Cồ San với chiếu mới
Nếu so với Lảo Thẩn hay Pha Luông thì Nhìu Cồ San là một đỉnh núi có độ khó cao hơn với quãng đường dài hơn. (Nhìu Cồ San cao thứ 9 trong TOp 15, xếp trước Lảo Thẩn và bỏ xa Pha Luông. Bên cạnh đó, Nhìu Cồ San cũng rất khó xơi bởi những quãng dốc dài và gắt. Địa thế chủ yếu là rừng tán thấp sát mặt đất nến nếu đi trời nắng thì ngay cả những tấm chiếu cũ cũng vắt lưỡi ra thở. Tuy nhiên đừng vì vậy mà chùn chân với Nhìu Cồ San nếu như bạn chưa nếm mùi leo núi lần nào. Bởi nếu có sự chuẩn bị tốt về mặt thể lực và mang theo hành trang là một tâm hồn đẹp, nhiệt huyết và thêm chút nhân phẩm thì đây sẽ là thử thách lý tưởng cho chiếu mới. Đi Nhìu Cồ San về, chiếu mới sẽ phân ra thành hai loại thái độ với việc leo núi:
1: Bye
2: Đỉnh tiếp theo.
Kinh nghiệm leo Nhìu Cồ San cho người mới bắt đầu: Nên chuẩn bị những gì?
Như đã nói ở trên, nếu như là một chiếu mới trong làng leo núi để chinh phục được Nhìu Cồ San mà không hoảng hốt và sang chấn tâm lý bạn nên chuẩn bị những nhân tố sau:
Chuẩn bị thể lực trước khi leo
Thể lực là một nền tảng quan trọng của dân leo núi. Và Nhìu Cồ San là một đỉnh núi thực sự cần thể lực. Nói thế không nhằm khiến những người yếu chùn chân. Nói thế là để khiến người yếu nhưng không thiếu tinh thần có động lực và lý do để rèn luyện trước khi chinh phục đỉnh núi này. Đường leo Nhìu Cồ San không xếp vào tuýp núi khó leo. Tuy nhiên với người mới thì súc miệng bằng 2 tiếng dốc liên tục, dốc gắt từ đỉnh thác Ong lên lán sẽ khiến họ chỉ muốn lăn xuống chân núi và về với đồng bằng ngay. Bên cạnh đó, hơn 2 tiếng từ lán lên đỉnh với dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm với chân đạp đất đầu đội trời sẽ khiến người yếu phải vắt lưỡi ra mà thở và dùng tay làm chân mà bò. Chính vì vậy, để chinh phục Nhìu Cồ San mà không phải làm “c.hó” thì thể lực và yếu tố đầu tiên cần chuẩn bị.
Vậy chuẩn bị thể lực như thế nào? Theo mình quan trọng nhất trong leo núi là sức bền. Chỉ cần có sức bền thì dù dốc cao đến bao nhiêu, gắt thế nào, dài ra sao bạn vẫn có thể lết lên được đến nơi. Sức bền được rèn luyện bằng cách chạy bộ đường dài với tần suất cao. Ngoài ra, chạy bộ cũng là một cách luyện cơ rất tốt để hỗ trợ trong quá trình leo núi không bị căng cơ.
Bên cạnh đó, bạn có thể luyện leo cầu thang với tần suất tăng dần trước khi leo núi. Thời gian chuẩn bị lý tưởng nhất là 3-4 tuần trước ngày leo. Hãy rèn luyện dần và nâng cao dần tần suất để đảm bảo cơ thể dần thích nghi.
Một chiếc nhân phẩm tốt
Có rất nhiều lý do khiến chúng ta lao mình vào một cuộc hành trình đầy rẫy những điều không lường trước như leo núi.
Có người xuất phát từ tình yêu không hiểu nổi với núi rừng – như mình.
Có người thích cảm giác ăn bờ ngủ bụi và đi vệ sinh trần trụi với thiên nhiên – không phải mình.
Có người thích thử thách bản thân, thích chinh phục những thử thách
có người thích lên đỉnh.
có người vì bị đồng bọn dụ dỗ và đã sẵn máu liều trong tim
có người bị thôi thúc vì những bức hình lung linh kéo màu huyền ảo trên mạng xã hội của những kẻ có tâm trong nghề pts.
Nhưng dù bạn bạn xuất phát vào những hành trình leo núi với lý do gì thì chắc chắn bạn sẽ mong muốn chuyến đi của mình được độ. Và trong đó độ thời tiết là điều quan trọng nhất. Không biển mây ngập mặt thì ít nhất cũng đừng mù mưa. Đây là câu thần chú mà dù có là chiếu mới hay chiếu rách cũng đều tụng từ dưới đồng bằng lên đến chân núi. Và với Nhìu Cồ San thì thần chú là không đủ. Bởi với địa hình dốc khá nhiều, bạn mà gặp mưa thì thôi chúng ta nên quay xe nếu được. Và một đỉnh núi với thảm thực vật không quá phong phú nhưng cảnh quan nhìn từ lưng chúng núi rất đẹp và thác Ong là một kỳ quan tuyệt vời khi được chứng kiến dưới trời trong mây trắng thì việc chuẩn bị nhân phẩm để hỗ trợ cho chuyến đi có thời tiết đẹp là điều nên làm.
- Đấy là của tụi trek không chuyên như mình mới nói vui vậy chứ những người chuyên nghiệp họ sẽ xem dự báo thời tiết và tính toán. Nhưng bạn biết đấy, hành trình leo núi 2 ngày 1 đêm thường được chuẩn bị từ ít nhất trước nửa tháng – 20 ngày. Lúc đó ít thánh nào tự vỗ ngực dự đoán rằng hôm đó thời tiết chắc chắn đẹp cả. Vậy nên những lúc này thì thần chú và tích đức là các biện pháp mà treker hay dùng.
Ngoài ra, tránh leo vào các thời điểm mưa , bão nhiều từ tháng 5 – tháng 8 là đủ rồi các bạn.
Một tâm hồn đẹp
Đây là điều đặc biệt quan trọng khi leo núi. Bạn có thể thiếu thể lực, bạn có thể thiếu nhân phẩm nhưng một tâm hồn đẹp sẽ giúp bạn đạp lên những thiếu sót kia để có một hành trình thực sự đáng giá và đáng nhớ. Một tâm hồn đẹp sẽ giúp bạn đầy năng lượng dù có phải bò lên núi bằng 4 chân và vượt qua nỗi đau khổ khi bốn bề núi rừng chỉ là mây mù và đường đi thì chủ yếu di chuyển bằng mông. Tâm hồn đẹp sẽ giúp bạn mở rộng 6 giác quan của mình ra để cảm nhận và đón nhận mọi thứ mà hành trình leo núi mang đến. Mình sẽ nói chi tiết về tâm hồn đẹp này trong một bài sau. Bởi đây cũng là điều mình cố gắng mang theo trong mọi hành trình của bản thân nhưng cảm thấy vẫn chưa thành chính quả.
Ngoài ra tâm hồn đẹp thì bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng khi bắt đầu ngồi xe ôm từ Ngã 3 sàng Ma Sáo lên điểm leo. Bởi tâm lý vững thì bạn ngồi mới vững, tránh bay ra khỏi xe khi đi trên con đường “êm ru” này.
Xem thêm:
Review Nhìu Cồ San: Giữ chắc răng là điều quan trọng, mọi thứ khác để nhân phẩm quyết định
Kinh nghiệm leo Nhìu cồ san cho người mới – Hành trang quần áo, phụ kiện khi leo Nhìu Cồ San
Với chiếu mới mình có một số lời khuyên như sau khi leo Nhìu Cồ San.
- Về phụ kiện cơ bản: Quần áo thoải mái và một đôi giày tốt là cần thiết cho dù bạn là người mới hay người cũ. Chân bạn là bộ phận chịu tác động nhiều nhất khi leo núi. Một đôi giày tốt sẽ hỗ trợ giúp bạn giảm đau, tránh mỏi chân và giúp bạn dễ dàng bám đường hơn thay vì đo đường bằng mông. Tuy nhiên nếu như bạn chưa sẵn sàng để đầu tư một đôi giày leo núi tốt, bạn có thể sử dụng bộ đôi thần thánh – Giày quân nhu và lót giày huyền thoại đến từ nhà tài trợ Kotex (hoặc thương hiệu nào tương tự).
- Thông thường leo Nhìu Cồ San hay bất cứ ngọn núi nào ở phía Bắc thì mùa Đông là mùa được ưu ái hơn cả. Khoảng từ tháng 9 đến tháng 4. Đây là mùa “trời độ”. Khoảng thời gian này dân leo núi rất được thời tiết ưu ái và rất có duyên gặp gỡ nàng Vân. Vì đây là màu Đông của miền Bắc nên đặc biệt lạnh. Trên núi nhiệt độ sẽ còn có độ chênh lệch khá cao so với đồng bằng. Hôm tụi mình đi Nhìu sương và nước còn đóng băng trong chậu và trên những ngọn cây. Lạnh tê tái đến độ tụi mình chỉ di chuyển hai vị trí, một là đống lửa hai là đống chăn. (Tuy nhiên cả hai đống này đều di động được). Vì vậy, kinh nghiệm leo nhìu cồ san cho người mới khi leo vào mùa đông là chuẩn bị quần áo thật ấm. Tuy nhiên nên chọn loại quần áo mỏng (nhưng ấm) để thuận tiện mang theo. Tránh các loại áo phao béo hay các loại quần áo trông đồ sộ mà chẳng giữ được nhiệt độ ấm cho cơ thể.
Vậy làm