Sống đời của chợ – hay đời của những đĩ chân
Sống đời của chợ – cuốn sách viết về chợ với một cái nhìn trần trụi, thực tế và đa góc nhìn. Cuốn sách giúp ta hiểu một cách hệ thống, chuyên sâu về vai trò của chợ trong nền thương nghiệp làng xã và trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Chợ trong “Sống đời của chợ” và chợ trong “tôi”
Tôi có để ý tới cuốn sách này từ lâu nhưng chưa có động lực để mua. Cách đây một tháng có chuyển nhà đến nơi ở mới. Theo thói quen tôi tìm tới những chiếc chợ truyền thống gần nhà để cốt mua được thức rau tươi, thịt mới và rẻ cho bữa ăn của mình. Chỗ tôi ở là hồ Ngọc Khánh, quanh vđây có rất nhiều chợ. Sang đuờng Nguyễn Công Hoan đi tới gần truờng tiểu học là chợ Ngọc Khánh. Sang bene kia Đê La Thành là chiếc chợ Thành Công lâu đời. Nếu chịu khó đi xa chút nữa sẽ là chợ Pháp Đài Láng với những hàng quán sát ngay bên con ngõ chật hẹp và xuống cấp. Ban đầu mình đã chọn đi chợ Ngọc Khánh. Tới đây, mình bị choáng ngợp bởi quy mô và những thức đuợc bán tại chợ. Cả một dãy hàng ăn cơ man nào là các món ăn sáng, cháo suờn, cháo bí, cháo bột cháo hạt. Bánh mỳ, bún bò, bún riêu, bún cua, trứng vịt lộn. Rồi chè đỗ, tào phớ…Chưa kể đến những thực phẩm tuơi ngon khác. Chợ bao quanh cả một vùng rộng. Hàng trên đuờng cũng có, hàng trong khuôn phiên chợ cũng nhiều không kể xiết. Chính bởi sự ấn tuợng với chiếc chợ này mà mình quyết định tìm hiểu về chợ và tìm mua cuốn sách “Sống đời của chợ để nghiên cứu thêm về chợ. Xem trong nghiên cứu nó có khác gì với chợ mà mình nghĩ hay không.
Đọc rồi mới thấy, chợ trong sách sử, trong nghiên cứu nó nhiều ý nghĩa quá. Có cái giao nhau với suy nghĩ của mình. Có cái không. Có cái mới mẻ, thú vị. Lại có cái xa xôi lạ lẫm. Nhưng đọc xong, có tổng hợp lại đôi điều.
Chợ là nơi diễn ra mua bán và là một phần của thương nghiệp làng xã
Mặc dù chỉ là hình thức buôn thúng bán bưng, quy mô nhỏ lẻ nhưng chợ lại là một phần không thể thiếu của nền thương nghiệp làng xã. Đặc biệt trước đây, chợ đóng vai trò quan trọng trong lưu thông, trao đổi mua bán hàng hóa. Chợ là nơi cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân đồng thời cũng là nơi để họ thanh lý những mặt hàng sản xuất dư thừa. Hai thành phần đóng góp vào nền thương mại chợ là những kẻ buôn năm cùng tháng và những người chạy chợ thời vụ. Những người buôn năm cùng tháng là những tiểu thương buôn quanh năm suốt tháng ở chợ. Trong khi những người chạy chợ thời vụ chủ yếu là những nông dân
Chợ là không gian truyền tải văn hóa, hội hè làng mạc.
Người dân mang đến chợ tiếng nói, phong tục, tập quán và văn hóa ứng xử đặc trưng của dân tộc – Nguyễn Mạnh Tiến
Từ lâu khi đến các vùng đất mới, tôi luôn ghé vào chợ. Không phải để ăn chút thức bánh thức quà vừa rẻ vừa ngon của các cô bán hàng. Chủ yếu (tôi nói thật) là xem những vật phẩm đặc trưng của vùng được bán ở chợ.
Từ lúc ấy tôi đã hiểu lờ mờ, chợ là không gian đậm đặc tính văn hóa của từng vùng đất, dân tộc. Đi chợ miền núi, đặc trưng là các cô các bà bán đủ thức được khai thác từ nương, từ rừng. Bên cạnh họ là chiếc gùi từ mây tre, đan thành hình trụ tròn có quai đeo. Họ mang những thức mình kiếm được như măng, rau, củ, thuốc để bán đổi lấy tiền, đặng từ đó đổi thành thức ăn, quần áo. Vậy gùi là một đặc trưng trong canh tác và kiếm sống của người dân tộc.
Chợ vùng Tây Bắc thì đặc trưng là các loại rau như rau thối trên vùng Sơn La – mùi vị khó ngửi nhưng ăn quen thì lại nghiện. Hay rau dớn có hình dạng giống cây dương xỉ hay xào với tỏi ăn rất thơm ngon. Hoặc rêu đá được khai thác từ những vỉa đá trên suối ở thượng nguồn. Về phía Đông Bắc, chúng ta sẽ thấy có các loại rau phổ biến như rau Mầm đá trông như bẹ non rau cải (mập mạp hơn) luộc chấm muối vừng hoặc nước tương ăn ngon quên trời đất. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại cây làm thuốc như Nấm ngọc cẩu, nghệ đen, chuối rừng… được các cô các bà người dân tộc đầu đội khăn xếp, áo váy sặc sỡ đứng bán chào hàng. Thêm nữa là nếu như chợ đồng bằng thì ai cũng cố tìm lấy được cái chỗ mà bày hàng ra rồi ngồi xuống bán, thì chợ vùng núi phần lớn – loại trừ những người buôn hàng chợ thì các cô các bà chỉ gùi đồ đến rồi để nguyên đồ trong gùi hoặc bày ra mảnh bì mảnh bạt và đứng chen chúc nhau. Chả hiểu sao họ ít ngồi như vậy.
Để nói về chợ vùng núi thì có rất nhiều thứ để kể bên cạnh các loại đặc sản độc, lạ của từng vùng. Nét văn hóa vùng miền ở chợ vùng núi được thể hiện rõ rệt không chỉ qua thức bán. Nó còn thể hiện trong trang phục họ mặc đi chợ, trang phục bán tại chợ, tiếng nói mà họ mang đến chợ và cách giao tiếp, ứng xử của người bán – kẻ mua ở chợ. Chợ đồng bằng có thể cò kè bớt 1 thêm 2 – dù là người buôn hay kẻ bán thời vụ cũng giữ nguyên cái nếp nói thách như một nét văn hóa. Từ đó, người mua cũng quen thói mặc cả xuống. Giống như mẹ tôi vậy, mua bất cứ thức gì ở chợ mẹ tôi cũng mặc cả 1 ngàn hai ngàn. Không mặc cả được là thấy bị hớ, bị mua đắt. Còn chợ trên vùng núi thì người ta cứ nói bao nhiêu là chắc nịch bấy nhiêu rồi. Chớ trả giá làm chi và vì những thức đó cũng khó mà trả giá được – trừ một số chợ ở thị trấn đã bị “lây nhiễm” thói trả giá của người Kinh lên du lịch.
Về đến chợ đồng bằng thì buôn bán có vẻ nhộn nhịp hơn nhưng ít màu sắc hơn. Chợ đồng bằng nếu không phải chợ phiên thì thức bán chủ yếu là những đồ ăn uống thường ngày như thịt cá rau dưa. Chợ thành phố ít thấy các đặc sản vùng miền. Chỉ một số chợ họp lâu đời và chợ to mới thấy những đặc sản quê len lỏi trong bạt ngàn đồ ăn thức uống thường thấy.
Chợ – mạng lưới thông tin mà tốc độ tỷ lệ nghịch với độ chính xác
Chợ đâu chỉ buôn thúng bán bưng, đâu chỉ buôn thịt bán rau. Chợ còn là trung tâm buôn bán thông tin vô cùng náo nhiệt và hiệu quả. Người ta đi chợ không chỉ trao đổi buôn bán hàng hòa mà còn trao đổi thông tin. Từ tin tức những tưởng là chỉ có người trong cuộc và ông trời mới biết, giờ đây qua chọ có thể biến thành một tin tức nóng hổi mà cả trăm người, ngàn người từ làng trên xóm dưới đều tỏ. Tất nhiên, bởi cái sự phàm tục ấy, bởi cái mạng lưới lan truyền thông tin qua miệng ấy mà tốc độ truyền tin qua chợ có thể sánh ngang với vận tốc ánh sáng. Và tỷ lệ nghịch với nó lại lại độ chính xác. Qua mỗi miệng người thì tin tức lại càng xa rời sự thật hơn (điều này là nhận thức của mình). Còn bác Mạnh Tiến bác chỉ nói chợ là mạng lưới thông tin quan trọng thôi ạ.
Ngoài ra, trong “Sống đời của chợ”, Nguyễn Mạnh Tiến phân tích chợ còn được nhà nước phương Đông khoác cho một chức năng chính trị quái đản – đó là Pháp Trường. Điểm lại lịch sử chết chợ, ta thấy có cả trăm vụ án lớn nhỏ được xử ở chợ. Người ta bêu đầu kẻ phạm tội tại chợ, chém đầu người có tội ở chợ nhằm thị uy và thị phạm quyền lực quốc gia.
Bên cạnh đó, Nguyễn Mạnh Tiến còn khắc họa chợ như một nền thương mại đàn bà. Khi mà phần lớn những người bán kẻ buôn và người mua ở chợ đều là phụ nữ. Cùng với đó là những nét văn hóa chợ rất
Cùng với đó, trong văn hoá chợ có một cái gì đó rất phàm, rất tục. Chẳng thế mà người ta có thể văng ra đủ thứ của nợ ở chợ ấy à.
Tựu chung lại
Tựu chung lại, Sống đời của chợ khắc hoạ đầy đủ ý nghĩa của chợ Việt. Tuy nhiên, mình nhận thấy tác giả chỉ tìm hiểu sách qua các khảo cứu, sách sử và tìm hiểu qua cái trải nghiệm nhanh chóng nên thiếu đi những màu sắc rất đời của chợ. Có ý nhưng thiếu đi tình, có thông tin nhưng thiếu đi những mô tả thực tế. Có thể tác giả không phải là người trực tiếp tham gia sống đời ở chợ mà chỉ là người đọc về nó, nhìn nó và trải nó một cách rất ngắn ngủi.
Với một người ăn đời ở chợ như mình, chợ có gì đó rất tình cảm, rất gần gụi và thân thiết. Mình sẽ viết về chợ trong tim mình trong những chia sẻ sau bạn nhé.
Bài này chủ yếu giới thiệu về cuốn sách Sống đời của chợ nhưng mình có đưa thêm góc nhìn cá nhân vào hơi nhiều. Vì cuốn sách mang tính thông tin tổng hợp nên mình gần như chỉ ghi lại những luận điểm. Cuốn sách có lượng thông tin khá lớn nhưng chủ yếu là các số liệu, liệt kê.